Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Một Lòai Chim

Thuở còn thơ khi còn ở quê nhà, tôi là đứa trẻ thích nô đùa tung tăng trong gió mát để hít thở không khí trong lành của một miền quê cũng như tôi thích hòa mình với thiên nhiên, an hưởng sự thanh bình của đồng ruộng thôn dả có đồng xanh cỏ nội. Vì lẻ đó tôi rất yêu chim trời và cá nước mổi khi ra đồng hay lên rú, đó cũng là đặc tính chung của tất cả các bạn cùng trang lứa với tôi. Chim trời cũng được hiểu theo thế giới riêng của động vật không ai có thể xen vào đời sống riêng tư trong vủ trụ bao la ,không bị ràng buộc  bởi bất cứ giới hạn nào trong không gian riêng lẻ của nó.

Quê tôi được thiên nhiên ưu đải có nhiều điều kiện thuận lợi về địa linh nhân kiệt cũng như là nơi có nguồn cung cấp thực phẩm cho các lòai chim từ rừng kéo về. đây có lẻ là bến bờ lý tưởng cho những căp vợ chồng chim hủ hỉ nhau trong vụ mùa. Bởi thế có nhiều lọai chim khác nhau với đầy đủ màu sắt rực rở và nhiều tiếng hót thanh tao, du dương trầm bổng như gọi mời, như chào đón khách phương xa mổi lần ghé lại. Chim là linh hồn , là vẻ đẹp thiên nhiên tạo thành một bức tranh tuyệt vời nơi hương đồng gió nội.

 Quê tôi có đầy đủ các lọai chim như chim nhồng, chim sáo, chim cưỡng, chim bìm bịp, chim bói cá, chim rang, chim chìa vôi, chim chốc mào, chim chìền chiện, cò, cò lửa, cu cườm, cu lửa, cu xanh, chim cuốc, cú mèo, gà nước, chim rồng rột (rộc), dơi, chim én, gỏ kiến, két, khướu, le le, ó, quạ , chim sâu, se sẻ và còn các lòai khác nhưng tôi không nhớ hết.

 Niềm đam mê nhiều nhất của tôi đó là lòai chim được mang tên là rồng rột, người miền nam gọi là chim dòng dọc, các địa phương khác gọi là chim rồng rộc. Chim rồng rộc to bằng chim sẻ nhưng màu sắc rực rở và đẹp đẻ hơn; chim đực có đầu màu vàng, mỏ vàng nhìn vào rất quyến rủ, trái lại chim cái có lông màu nâu trông có vẻ hiền hòa. Chúng thường xuất hiện ở quê tôi vào khỏang tháng sáu , tháng bảy và tháng tám khi cây lúa đang chuẩn bị trổ đòng, nở hoa ; hết vụ mùa chúng sinh nở xong và bay đi nơi khác. Sở dỉ tôi thích lòai chim này vì nó có đặc tính chịu thương chịu khó, cần cù xây dựng, nó biểu hiện sự kiên nhẩn khá bền bỉ và tự biết bảo vệ chính mình; chúng gợi lên cho ta cái hình ảnh với niềm chan chứa hy vọng, tạo cho ta cái cảm giác ấm áp, làm việc tận tụy, siêng năng hết mình để bảo vệ an tòan và hạnh phúc cho tổ ấm. Đó cũng chính là thông điệp  nhắc nhở cho ta trong cuộc sống phải biết nhẩn nại và kiên trì, đó là cốt lỏi của cuộc sống.

ổ chim rồng rộc mái (ảnh by google search)

                          chim rồng rộc mái (ảnh by google search)


Hình ảnh những con chim rồng rộc tha từng sợi rơm, cọng cỏ xây tổ ấm dưới từng đọt dừa, ngọn tre, ngọn cau đong đưa trước gió; nó xây tổ rất cầu kỳ, kỹ càng và đẹp nhất trong các tổ chim khác. Chim mái có lọai ổ riêng khi còn bé tôi gọi là ổ chim có vòi , cái vòi càng dài thì con đả lớn; vì cần bảo vệ trứng hay con của nó khỏi văng ra ngòai khi có gió lào hay mưa dông làm ướt ẩm, củng như tránh sự tấn công của rắn, cú vọ. Đứng dưới nhìn lên tôi tưỡng tượng như hình của hai con số sáu và số chin chồng lên nhau, mà cái đuôi con số chin viết thẳng. khi còn bé tôi hay sử dụng nó làm giày rơm trông rất ngộ nghĩnh, và mang đi khắp xóm làng rất là vui thích.

                           ổ chim rồng rộc đực(ảnh by google search)

                           Chim rồng rộc đực(ảnh by google search)


Trái lại tổ của mấy con chim đực trông có vẻ đơn giản hơn, không cầu kỳ, trông giống hình  cái chuông úp ngược và  có cái cầu bắc nối  giửa hai thành chuông với hai cửa dùng để nghỉ mát  khi đứng trên thành cầu và canh cửa cho con cái ấp trứng; Cũng như có chổ để nghỉ sau khi đi kiếm mồi về. Khi còn nhỏ tôi gọi là ổ mát và tôi rất ghét bởi vì không có trứng cũng như chẳng có chim con. Hơn nửa nhìn rất sơ sài và chẳng có nét thẩm mỷ như ổ của con cái, có lẻ đây là đặc tính của lòai đực có tính lè phè, đó là nét đặc trưng của muôn loài.

Nếu được mục kích chim rồng rộc xây tổ của nó, thì ta phải công nhận nó rất kỷ càng và làm việc không ngơi nghỉ, chọn từng ngọn cỏ , lá lúa tha về và xây tổ rất cần mẩn và hót líu lo sau khi đả xây xong. Một điều đáng khâm phục dù cho gió lớn mưa sa, không một tổ chim nào rơi rụng cả; như cánh vỏng đong đưa trước gió trông rất mong manh nhưng bền chặt như khiêu khích, như thách đố ngọn gió lào mà quê hương ta đang gánh chịu.

Đặc tính tất cả các loài chim nó sống thành từng đàn, từng lủ, có tính tương thân tương ái, và tùy theo khí hậu và đặc tính của từng vùng mà nó sinh họat. Trong mùa hè chim rồng rộc hót líu lo pha lẩn âm thanh nảo nùng của lòai ve, tiếng chim cu gáy; quyện lẩn với nét sinh họat của người dân nhà quê bận rộn trong vụ mùa tạo thành bức tranh thanh bình của quê hương không một người họa sỉ tài danh nào có thể vẻ được nét thanh tao thóat tục đó.

Mổi lần nhớ về hình ảnh của quê hương tôi nghe trong lòng thổn thức dâng lên niềm cảm xúc vô biên, nhớ tuổi thơ xưa, nhớ đồng rạ vàng thơm mùi lúa chin, tiếng hò giả gạo của bà mẹ quê, nhớ từng đàn chim dừng lại nơi ngọn tre, cây cau, cây dừa cất tiếng hót líu lo làm cho lòng mình cảm thấy ngây ngất, thú vị biết bao…

                            Ổ chim làm trên cành cây (ảnh search on google)

                           Chim đực chọn nhánh lúa tha về làm ổ(ảnh Trịnh Minh Nhựt)

                        Chim mái chọn nhánh lúa để xây ổ (ảnh Trịnh Minh Nhựt)


                         Để bảo vệ tổ ấm của mình hai vợ chồng rồng rộc đả chiến đấu không mệt mỏi

Ngày 5/12/2010

Quãng Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét