Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

HÌNH THỂ LÀNG KIM LONG

Tôi là người quê quán tại Kim Long, nhưng cả cuộc đời chỉ được sống tại làng quê thân yêu này võn vẹn 14 năm. Mặc dầu xa quê hương đã lâu, nhưng tôi luôn luôn hướng về quê hương yêu dấu với tấm lòng son sắt thủy chung; mang nặng trong lòng với phương châm:''Ly hương bất ly tổ". Hôm nay vào trang mạng rượu Kim Long, qua diển đàn tôi xin mạng phép bàn về quê hương xứ sở nơi mà tôi được sinh trưởng. Có những điều đúng sai như thế nào anh em thảo luận,vì đây là chuyện tôi nghe kể lại bởi thế không biết chính xác hay không. Mong anh chị em thông cảm.

Trước tiên nói về tên làng, tôi nghe kể tên gọi của làng trước sau có rất nhiều tên: Kim Lung, Kim luông, Kim Lông và Kim Long.Nhưng theo thiển ý của tôi, có lẻ Kim Long là đúng nhất; vì tương truyền rằng làng Kim Long sau nhiều sự biến chuyễn thay đổi của vũ trụ,sự biến đỗi của thiên nhiên. Tỗ tiên ông bà của chúng ta đả chọn vùng đất nầy để định cư, đây là vùng đất bao gồm địa linh nhân kiệt vì ở dưới lòng đất của làng có mạch long đất, có các màu ngủ sắc. Theo tôi được biết mạch long đất được định vị từ dưới ruộng Phú cờ lên ruộng Mả chứa dọc theo bợt(bờ) bàu(mương); tôi còn nhớ năm nào không chính xác dân làng nạo vét bàu(mương) đả khám phá ra và lấp lại. Còn có những chổ khác mà tôi không được biết, mong anh em góp ý thêm. Mặt khác làng Kim Long có hình thể như con kim quy; do đó lấy hai từ kép" Kim Quy và Long Đất" để ghép lại thành làng Kim Long.

Bây giờ tôi nói sang điạ thế và hình tượng của làng theo như lời của ba và bác tôi kể lại (hình thể nầy chính xác trước năm 1965, bây giờ có nhiều thay đổi). Tổ tiên ta đả xây đắp hình tượng làng như con Kim quy đang ngậm kim tiền. Đầu của con rùa là ở gò bến,cổ của nó ở ruộng nẩy và hồ sen của làng. hai chân trước: một ở đình làng và xóm chợ củ nơi nhà ông bác tâm giáp ranh Đơn Quế; còn chân khác nơi xóm cù lao nhà ông Bính và nhà ông Luân. Hai chân sau: Một chân định vị ở chùa chạy lên đến chổ thờ Văn Thánh; còn chân kia từ họ Nguyển I đến họ ông Thiệt. Cuối cùng là cái đuôi ở ngả ba phía sau làng nơi giao thoa giửa hai xóm Bình Định và xóm Giửa, chổ làng hay đánh đu trong các ngày tết. Bởi vậy làng Kim Long thường có tục lệ treo phan và gọi hồn ở đầu con rùa (gò bến), cũng như dựng nêu vào ngày 29 tết ở đầu và đuôi con rùa; hạ nêu vào ngày mồng 7 tết, thường cây nêu được sơn trắng ở gộc và rắc vôi chung quanh. Mục đích để trừ tà, ma quỉ và mưu cầu bình an cho năm mới được hạnh thông.

Làng Kim Long(trước 1975) có năm con đường nằm ngang, biễu tượng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Con đường số 1: từ miệng con rùa đến chợ gọi là đường Gò Bến(Kim Quy đang Ngậm Kim tiền) thuộc trực Kim. Đây là biểu tượng sự phát triển kim tiền như là chợ búa, buôn bán phát tài; bởi vậy đây là nơi nhóm chợ rất đông đúc không thể di dời đi nơi khác được. Đả có những cuộc di dời nhưng không thành công. Đường hương lộ I là đường xuyên các xả do huyện và tỉnh đặc trách không phải con đường của làng xây dựng nên không tính.
Con đường số 2: đường độc mộc chạy phía trước làng, liên kết các xóm cùng nhau. Được xuất phát từ chợ củ giáp ranh Đơn Quế qua trước đình làng( biểu tượng làng Kim Long) chạy ngang qua hồ sen phía trước làng, nối tiếp đến trước nhà ông Bính và ông Xảo.Con đường nầy biểu tượng cho trực Mộc (Bây giờ con đường này không thấy,tiếc thay!!!). Con đường phía trước nhà thờ họ Giáo được hình thành sau năm 1975 không được tính vào vì tổ tiên ta không xây dựng.
Con đường số 3: Đường ngang dưới, trước mặt nhà ông Khiếu và nhà Chiến Lý, đường nầy ông cha ta xây dựng nơi tiếp giáp mu con rùa (đỉnh điểm cao nhất của con rùa định vị nơi nhà mệ cửu Hứa), điạ thế tương đối cao mục đich giới hạn mực nước vượt lên trên làng. Con đường nầy tượng trưng cho trực Thủy.( Đây nói thời điểm trước năm 1975, chứ sau nầy do nạn phá rừng ,đắp đê đập và thủy lợi do đó không bảo đảm mức nước qua được hay không?).
Con đường số 4: Đường ngang Giửa trước nhà ông bác Hàng và nhà ông Lang, đường nầy nằm ngang giữa làng chung quanh bà con ta nấu nướng, đặt rượu và thổi cơm. Đây là biểu tượng của hỏa, do vậy con đường nầy thuộc trực Hỏa.
Con đường số 5: Đường ngang sau rú chạy từ Đơn quế vào Kim Giao, con đường này cuối cùng của làng. Đây là khu vực giới hạn, phía sau là nghỉa địa; nơi người làng vĩnh biệt được an tán để trỡ về với cát bụi và được nhập thổ về bên kia nơi cỏi vĩnh hằng.Đây là biễu tượng của thổ, thuộc trực Thổ.
Bây giờ tôi nói đến các đường xóm nằm dọc theo làng, Kim Long có sáu xóm: xóm Đông, xóm Lục, xóm Bình Định, xóm Trửa(Giữa), xóm Kiệt và xóm Ngòai. Đồng thời có hai đường cọi (đường ranh): một giáp ranh Kim Giao hướng mặt trời mọc và đường ranh khác giáp ranh Đơn Quế, hướng mặt trời lặn. Tỗng cọng làng có 8 đường dọc, biểu tượng cho bát quái(8 cung): Càn, Khảm,Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đòai.Với sáu xóm và hai đường ranh hai hướng mặt trời mọc và lặn tạo thành bát quái (8 cung) nghĩa là cũng như hình thể qủa địa cầu là trái đất mà chúng ta đang ở đây có hai thể âm dương giao nhau mà sinh tồn.

Vì lý do đó, phong tục tập quán làng Kim Long vào những ngày tết thường tổ chức đánh đu ở nơi đuôi của con rùa, cây đu thường làm với tám cây cau(hình bát quái) hoặc là 6 cây cau với bàn đu hướng về phía đông tây(biểu tượng cho bát quái). Ngòai ra có tục lệ khác là chơi cù, hình thức chơi là 6 xóm chia thành hai phe: 3 xóm trong và 3 xóm ngoài , mổi bên có một cây tre được móc một cái oi(cái sọt) lớn hơn quả bóng một chút, đặt ở phía cuối sân của mổi phe. bên nào đưa vào rổ đối phương là bên đó thắng. Có lúc bà con lấy củ chuối đẻo thành trái banh mà chơi vì ngày xưa không có trái banh như bây giờ. Trò chơi không giới hạn người chơi, mục đích tạo cho bà con gặp nhiều may mắn. Vì trong lúc chơi chúng ta phải chạy lui, tới, xuôi ngược để giành bóng. Đây là điều quan trọng vì đầu năm chạy như vậy là sự liên kết các cung với nhau; tạo thành ngũ hành, bát quái để nói lên sự sinh động của làng trong năm mới và phát tài nẩy lộc bằng giao lưu các cung với nhau.

Chúng ta nên khám phá ra những sự huyền vi của tạo vật có ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta thì chúng ta rất thích thú, chẳng khác nào vị thuyền trưởng khi ra biển mà trong tay đả sẳn có chiếc địa bàn. Bây giờ ngồi suy nghỉ lại, làng mình đả bỏ quên các phong tục tập quán và đả thay đổi nhiều địa danh, không biết đây là điều tốt hay là xấu. Hy vọng rằng những thay đổi đó được đơm hoa kết trái và phát triển quê hương vững vàng... Mong thay!!! Mong thay!!!

Quãng Đức 
THE END  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét