Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Người Làng Quê

Mỗi một người chúng ta đều có tuổi thơ và sự trưỡng thành khác nhau, tuy nhiên dù bất cứ trong hòan cảnh nào chúng ta có một quá khứ mà ta không bao giờ quên được. Dù đẹp hay xấu cũng gợi cho ta sự bùi ngùi nhung nhớ. Quê tôi là nơi đả tạo cho tôi một hoài niệm với một miền quê phong phú bao gồm các đặc tính sau đây: Sự hòa đồng, chung sức cùng nhau phát triển theo phong trào để tạo cho mình được tốt đẹp hơn trong cuộc sống; đặt nặng vấn đề gia đình, họ hàng và làng nước; tình thương chan chứa đùm bọc lẩn nhau là kim chỉ nam cho các thế hệ được truyền tụng từ đời nầy qua đời khác.
Trước tiên tôi nói đến sự hoà đồng và phát động theo phong trào, chẳng hạn như người dân trong làng hay làm theo vụ theo mùa tùy theo từng thời điểm để phát huy khả năng sẳn có của mình để theo kịp người ta. Tôi kể sơ như sau: nấu rượu lấy cám nuôi heo, trồng khoai trồng quả, cày bứa gặt hái vàn công cho nhau, ra đồng và lên rú cùng nhau, phomg trào lấy củi tràm bức cỏ khô ở biển, đi Ba Lòng bức tranhvề lợp nhà, xuống Kim Giao mót củi, tranh thủ tảo mộ sợm để đi Y A LEO hái cà phê…bởi thế sự phát triển của bà con quê hương rất đồng bộ.
Có một điều mà tôi luôn luôn tự hào là quê tôi đất hẹp người đông do đó người đân luôn tìm đường đi nơi khác để phát triển, nhưng cũng làm và đi theo phong trào chẳng hạn như: vào Đà Nẳng sinh sống trước năm 1968 và sống quay quần bên nhau hiện nay cứ đến đầu năm mới , người dân tổ chức cúng tổ của làng; một số củng vào Bình Ba sau năm 1975 bây giờ người dân trù phú và đầy đủ cơ ngơi, cũng gặp nhau vào đầu năm để nhớ về quê cha đất tổ, đốt nén nhan với lòng thành cầu khẩn tổ tiên ông bà; nhóm khác vào sinh sống tại Vị Thanh, Chơn Thiện; một số về ở Gia Lai-Kon Tum rất đòan kết quây quần bên nhau, tôi có dịp về và thấy ấm áp tình quê; Những bà con khác thì định cư tại Nhân Cơ tuy mới lập nghiệp nhưng rất khả quan; có số bà con theo sự phát động của chính quyền vào lập nghiệp ở Y A LEO nay trở thành giàu có và con cái rất thành đạt, người dân làng thường ví von: “Việt kiều Mỷ, thua việt kiều Y A LEO”. Ngòai ra có một số bạn trẻ đang sống ở Sài Gòn và thành đạt rất nhanh chóng nhờ vào tính đa năng đa dụng và làm đủ các nghề chẳng hạn như đại lý Rượu Kim Long, mua bán bất động sản, mở sạp báo, design và thợ may áo quần, buôn bán bia và một số nghề khác mà tôi chưa biết đến.
Kế đến tôi xin chia sẻ về đặc tính thứ hai đó là đặt nặng vấn đề gia đình, họ hàng và làng nước. Mặc dù chung một làng nhưng có nhiều giòng tộc khác nhau nhưng tựu trung tất cả đều theo sự chỉ bảo của các bậc tiền nhân lấy đạo đức làm nền tảng. Bởi thế cho nên không có vi phạm về pháp luật, dựng vợ gả chồng hầu như bảo vệ căn bản về gia đình và cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Ông bà ta có câu:’ ’Dựng vợ gả chồng ở làng, như vàng treo cửa ngỏ”. Đây chính là cốt lỏi của vấn đề vì như vậy rất dể gần gủi nhau, dể chung đụng không cần giới thiệu cũng biết ai là bà con thân thuộc ,do đó cuộc sống dể hòa hợp hơn và không tạo ra sự ngăn cách.
Một điểm khác là sự ràng buộc giửa hau sui gia với nhau vì quá quen biết nên dể thân thiện bởi vậy thường hay sợ mất lòng thành thử lấy phương châm :”Một điều nhịn, chín điều lành” làm căn bản cho cuộc sống. Ngòai ra khi nhìn vào đám giổ hay đám ma, nhìn người ta mang lể vật  đến, biết ngay ai là xui gia rồi vì phong tục của cha ông đặt nặng vấn đề nghi lể, đây chính là sự ràng buộc mà bao đời nay con cháu phải noi theo. Cũng nên nhắc lại ở đây một phong tục của làng khi có đám ma không ai mời nhưng bà con vẩn đến để chia buồn gia đình và người quá cố, cũng như bà con giúp đở rất nhiệt tình. Còn chuyện đám giổ phải mời bà con làng nước trước giờ ăn cổ, để họ đến làm lể trước, chứ đến trùng giờ dọn tiệc họ sẻ không đi. Khi mời bà con ăn cổ cũng phải rót rượu mời chứ nói khơi khơi không ai chịu cầm đủa đâu. Đây là sự nghiêm khắc và đặt nặng vấn đề lể nghi mà chúng ta là con cháu phải biết trân trọng và giử gìn bản sắc của làng nước.
Một điểm đáng chú ý mặc dù ở quê nhưng vì lệ làng thành thử anh em  trẻ sinh ra và ở trong làng có một sắc thái rất hiền lành, chịu thương chịu khó, hiếu thảo với ông bà cha mẹ và thuận thảo với anh chị em. Ra đường biết kính trên nhường dưới rất là ôn hòa, lể phép, sống hòa đồng với anh chị em làng nước. Có điiểm đặc biệt là ở quê thanh niên trai trẻ không làm điều gì sai quấy khỏang 98% không vi phạm và không liên quan gì về tố tụng. Xe cộ để thoải mải không sợ mất trộm mà nếu ai vô tình cầm nhầm là bà con biết ngay. Đây là điểm tự hào của chúng ta mà tôi luôn luôn trân trọng.
Cuối cùng tôi xin lược sơ về mối tương quan về  tình thương chan chứa đùm bọc lẩn nhau.Bà con ở trong làng thường giúp đở lẩn nhau để phát triển quê hương, mọi thứ chuyện đều được giúp đở rất nhiệt tình, chẳng hạn như lợp nhà họ thương giúp nhau, đau ốm thương hay hỏi han giúp đở bằng lời nói nhưng cũng đượm nét nghỉa tình; Gợi cho ta một sự ấm áp vô hạn và giúp ta vượt qua bao cơn nguy khó.
Điểm nầy chỉ những ngưới đi xa khi về ghé lại thăm bà con  mới thấy được cái ân tình tuy thô sơ, mộc mạc nhưng chan chứa sâu thẳm bên trong một tình yêu cao quý, dìu vợi; Nó như quyện chặt và trói buộc ta phải ở lại để được sưởi ấm trong niềm thương ray rức, lay động để con tim ta thổn thức nức nở, bước chân ra đi nhưng lòng đầy bịn rịn không muốn xa lìa nơi quê mẹ thân yêu.
Mổi khi  ngồi nhớ về Kim Long nơi đả tạo cho tôi bao nhiêu kỷ niệm của thuở thiếu thời, trong tôi bừng lên cảm xúc vì ai cũng có tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên nơi làng quê mộc mạc. Chính nơi đây tôi được rèn luyện căn bản làm người,  khi ra đi tôi đả mang theo bên mình mớ hành trang của quê hương đả tạo cho tôi, một nền tảng đạo đức sống góp phần cho sự thành công khi dấn thân trên đường viển xứ...


Quãng Đức
ngày8 tháng 12 năm 2010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét