Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Nghỉ Về Một Dòng Nước

Dòng nước quê tôi là một trong những yếu tố đả tạo ra hình hài, cũng như nuôi lớn tôi trưỡng thành và khôn lớn cho đến ngày hôm nay; để tôi được vươn cánh bay xa nơi phương trời xa lạ, tha phương cầu thực và xa rời tổ ấm quê mẹ. Người xưa thường nói: "Mộc hửu bổn, thủy hửu nguyên", sống một mình nơi đất khách quê người trong lòng mang nặng nổi u buồn nhớ về quê cha đất tổ và trong tôi chan chứa một niềm đau khôn nguôi, ngồi một mình suy tưởng mông lung:

Chiều chợt xuống lòng tôi buồn da diết, 
Nhớ Kim Long tha thiết quá đi thôi.
Lủy tre xanh tha thiết như gọi mời,
Hồ sen đẹp với hoa thơm tung cánh.
Đâu còn nưa tuổi thơ ngày tháng củ,
Mẹ dìu con rảo bước khắp quanh làng.
Khách viển xứ_ tha phương_ buồn vời vợi.
Kỹ niệm về thóang chốc_ vụt bay xa...

Bây giờ tôi liên tưởng đến quê tôi trước năm 1965, ngày ấy chung quanh làng có lủy tre xanh bao bọc. Từ bao đời nay, cây tre gắn bó thủy chung với người dân trong làng nó chiếm vị trí sâu sắc lâu bền với quê hương chúng ta. Tre không mọc riêng rẻ mà nó sống thành từng lủy tre, rặng tre; đây chính là sự biểu hiện tính cộng đồng đòan kết của bà con thôn xóm. Tre có rể bám sâu xuống lòng đất, bởi vậy nó sống lâu và sống ở mọi vùng đất cũng như nó hấp thụ nước một cách dễ dàng. Nhờ vậy nó làm tan đi quá trình phèn hóa cũng như hạn chế sự ô nhiểm nguồn nước, do những vùng ruộng trủng ở trước làng. Ngòai tre ra, các cây thực vật có tính hấp thụ cao về đất phèn gồm các lọai sau đây: Cây sen, cây súng, cây lác, cây sậy, cây bàng, cây cỏ ống, cây tràm, cây năng ngọt, cây lục bình (cây bèo cho heo ăn, làng mình hay vớt lên làm thực phẩm cho lợn)...Bởi vậy, ông cha ta đả đào hồ và thả sen phía trước làng, Làng Kim Long gồm có các hồ sen: Một hồ chạy song song với hương lộ I nằm nơi ruộng u bù, Hồ khác trước làng gần cổng xóm Trửa (giửa), Trước đình làng có hai hồ đối diện nhau và một hồ khác phía bên kia đường, ngòai ra ở chùa củng có một hồ sen khác. Sở dỉ làng ta có nhiều hồ sen bởi vì nó tạo cho ta một vẻ đẹp tinh khiết và thuần túy của một miền quê thanh bình yêu dấu, nhưng sâu thẳm bên trong nó phân hóa nước lợ do nước phèn gây ra. Nói đến đây tôi lại nhớ hồi tôi còn nhỏ, mổi lần xuống cọi Kim Giao chơi ù mọi, khi mệt ghé họ tron (Họ Nguyển I, phía trong) uống miếng nác (nước) mát cái rọt (ruột) ôi chu choa nó ngọt ngậy; Hoặc mỗi lần chơi đánh bóng chuyền ở ruộng kiến lả(lửa) ghé nhà ông Cửu Tùy uống miếng nước nó mát làm sao!!! Ngòai ra, các bạn cứ tưởng tượng để một lít rượu đặc sản Kim Long vào trong bình đông bằng nhựa thêm chút đường phèn, đậy kín nắp bỏ xuống dưới giếng ngâm: 1 ngày, 1 đêm vớt lên đem uống bạn sẻ thấy mùi vị của nó...Nhưng bây giờ, khi tôi trở lại uống thử miếng nước năm xưa, các giếng phía trước làng tôi thấy không bằng nước mà tôi uống khi còn bé, có mùi phèn và nước lợ kể cả các giếng khoan...Bởi vậy, mong rằng bà con làng mình nên cố gắng trồng cây sen, cây súng để tìm lại dòng nước mát trong lành. Hoặc là tìm cách cải tạo đất như bỏ nhiều vôi ở phía dưới ruộng để làm giảm nhanh độ chua và nâng độ pH lên; hoặc bón lân, ngòai việc cung cấp dinh dưởng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Ngòai ra , ta còn có thể đào mương xung quanh ruộng để xả phèn bằng máy bơm giúp cho lúa tốt và cải tạo dòng nước của chúng ta...

Bây giờ tôi nói phía sau làng tức là sau rú, trước năm 1975 Làng Kim Long có ba thế mạnh so với các làng khác đó là Khoai, Dưa quả, và nấu rượu, nhờ vị thế làng được thiên nhiên ưu đải bao gồm dòng nước ngọt trong lành để uống và nấu rượu rất là tuyệt hảo, minh chứng thời pháp thuộc đả xây dựng lò rượu tại xóm đông( gọi là tiệm rượu): ngòai ra sau rú ruộng thấp cho nên trồng khoai và trỉa quả rất đạt hiệu quả mà các làmg khác không có được ưu thế này. Vì thế đất thấp nên nước rất nhiều về mùa mưa( phía sau rú nửa làng Đơn Quế và Kim Long địa thế đất thấp); bởi vậy tất cả các dòng nước từ sau nến, Độn giửa, trộ ông Chiện...đều đổ dồn về đường(đàng) nước làng (nác làng) xuống khe nhà nghề và phân chia về làng Kim Giao, Diên Khánh và Đông Dương mang theo cát, khỏa lấp các ruộng phía dưới của xả Hải Dương. Ở rú Kim Long có các cây như cây tràm, cây bứa, cây móc, cây bời lời, cây bông trang, cây dành dành, cây lá vằng(cù vằng)... Sau nhiều năm, tháng rơi rụng nó phân hủy và thóai hóa thành chất độc hửu cơ, cọng thêm nước rỉ ra từ nghỉa địa trở thành nước có pha độc tố. Tất cả các dòng nước đều chảy về xả Hải Dương, bởi thế ngày xưa người ta thương nói:"Nhất Kim Giao, Nhì Lao Bảo" hay là:" Làng Kim Giao ăn bí đao to rọt (ruột). Ngòai ra tôi còn nhớ các người ở các làng ngòai Linh Yên, Linh Chiểu, Trợ Trì, Trợ Lộc vào Đông Dương làm ruộng họ thường bị sốt và đi về, nhưng không ai hiểu nguyên do. Sau năm 1975, để bảo vệ ruộng lúa cũng như muốn làm đập thủy lợi,do đó phía sau làng đả xây dựng đập thủy lợi liên xả. Bởi thế dòng nước bị chận lại, nước ứ đọng sau rú của làng Kim Long và làng Đơn Quế, trở thành hồ chứa nước rất lớn. Mặc dù dân làng có đào mương cho nước thóat ra biển nhưng không thể thóat ra hết vì mương mán chưa đạt yêu cầu. Nước tù ứ đọng phía sau làng , ngày nay bà con thường tổ chức đua ghe ở sau rú ,đó cũng là niềm vui sau những tháng ngày lao đông vất vả. Dòng nước ứ đọng tạo thêm nhiều khó khăn cho bà con: thứ nhất nếu mưa lớn hay là có sóng thần ở ngòai biển tràn vào thì nguy hiểm lắm, thứ hai nước đọng lâu ngày thấm xuống đất sẻ thay đổi dòng nước và biến chất, bởi thế nó sẻ ảnh hưởng đối với các giếng ở phía sau làng, không tin bà con đi ra phía sau xóm kiệt, nơi chổ nhà anh Đích trở lui sau rú có nước rỉ ra chạy dọc theo xóm, về mùa nắng các bạn sẻ thấy ngay. Bởi vậy ta nên trồng tre, trồng nứa, trồng hóp, trúc, hay cây mai phía sau làng vừa chắn gió vừa hấp thụ nước để cải tạo dòng nước được ngon lành. Làm được điều này chẳng những tạo cho làng quê thơ mộng, nó đi sâu vào cuộc sống của mổi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn mộc mạc của một quê hương thanh bình, thanh cao và đầy chí khí. Đặc biệt giử cho truyền thống của làng ta có một thế mạnh từ đời này qua đời khác, đó là quê ta có đặc sản rượu Kim Long, ngoài ra ta có thể tận dụng làm nhà máy đóng nước chai tinh khiết để bán hay xuất khẩu. Đó là thế mạnh của làng mà chúng ta cần khai thác.
Ngồi một mình nhớ đến bà con làng nước và viết lên vài dòng cảm nghỉ khi tôi trở lại thăm quê hương, có những điều không đúng mong anh em bà con góp ý và xây dựng để cho quê hương chúng ta ngày càng phát triển, và chung sức góp xây một làng Kim Long giàu mạnh, để vươn cao lên theo kịp đà tiến trỉển của xả hội.


Quãng Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét